Mô Hình 2 Ca 3 Kíp

Gần như mọi ngành nghề hay công việc kinh doanh hiện nay đều chia ca làm việc cho nhân viên để lên kế hoạch tuyển người cho phù hợp. Vậy ca làm việc là gì? Có những ca làm việc cụ thể nào? Làm việc ca đêm liên tục liệu có gây hại cho sức khỏe công nhân? Tất cả sẽ được thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn.

Bạn đang xem: Mô hình 2 ca 3 kíp


*
Bạn có biết ca làm việc là gì? Tại sao phải chia ca làm việc trong nhà máy, doanh nghiệp?

“Tôi được chia làm 3 ca sáng,2 ca chiều và 1 ca đêm”, “Anh B thì xin làm xuyên suốt ca đêm cả tuần vì tiền công nhận được cao hơn”… Tùy vào sắp xếp của cấp trên phụ trách và thỏa thuận với người lao động mà việc chia ca làm việc sẽ linh hoạt cho phù hợp. Vậy cụ thể ca làm việc là gì và tại sao phải chia ca làm việc cho công nhân?

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc là một khoảng thời gian lao động nhất định của công nhân - người lao động trong 1 ngày công, tính từ khi bắt đầu vào ca nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao công việc lại cho ca sau và kết thúc theo quy định, bao gồm thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ, ăn cơm giữa ca.

Thông thường, ca làm việc chuẩn hiện nay kéo dài 8 tiếng đồng hồ và được chia làm nhiều ca trong ngày. Một số công ty, doanh nghiệp khác có thể thỏa thuận người lao động làm ca nhiều hơn 8 tiếng, có khi lên đến 12 tiếng 1 ngày với mức thù lao hợp lý; một số công nhân khác cũng có nhu cầu đề nghị được tăng ca làm thêm sau khi kết thúc ca làm việc chính 8 tiếng để tăngthêm thu nhập. Tuy nhiên, việc chia ca làm việc cho công nhân viên cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về số giờ làm việc tối đa 1 ngày hoặc 1 tuần, 1 năm…

Tại sao phải chia ca làm việc?

Tính chất công việc và đặc trưng một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể yêu cầu số lượng nhất định công nhân viên làm việc liên tục cả ngày. Tuy nhiên, 1 người không thể làm tốt phần việc được giao trong suốt 24h/ 1 ngày. Việc chia ca làm việc là cần thiết bởimang lại nhiều ích lợi nhìn thấy. Chẳng hạn như:

- Tuân thủ quy định tuyển dụng và bố trí công việc, thời gian làm việc cho lao động theo Luật nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất liên tục để hoàn thành đơn hàng

- Đảm bảo chất lượng và hiệu suất công việc được giao

- Đảm bảo sức khỏe công nhân viên luôn ở trạng thái tốt nhất, có khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, phục hồi thể lực, tái sản xuất hiệu quả

- Thuận lợi trong tuyển dụng và quản lý nhân viên, tránh tình trạng thiếu người dư việc hoặc ngược lại là thừa người thiếu việc; điều này vừa giúp phân bố nhân sự hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí tiền lương

- Có thể linh hoạt luân phiên ca và thay thế nhân sự hợp lý khi phát sinh tình huống khẩn như nhân viên trong ca bị ốm, bận việc hoặc xin nghỉ…


*
Tùy tính chất công việc và ngành nghề sẽ quy định các ca làm việc của công nhân viên

Chia ca làm việc trong ngày thế nào?

Tùy thuộc vào tính chất công việc, mục đích kinh doanh và nhu cầu ngành nghề mà việc chia ca làm việc ở mỗi nơi sẽ có sự khác biệt, cả về số ca cần chia trong 1 ngày công và thời gian làm việc trong 1 ca tương ứng đó.

Xem thêm: Các Món Ăn Từ Trai Sông - Món Ăn Từ Con Trai Chữa Bệnh

Như vậy, với 8 tiếng 1 ca, 1 ngày 24 tiếng thì thông thường, sẽ có 3 ca làm việc trong 1 ngày, tương ứng với các mốc thời gian phù hợp, được sắp xếp và quy định linh hoạt dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời tuân thủ theo quy định của Luật hiện hành.

Phổ biến nhất sẽ là: ca 1 (6h-14h), ca 2 (14h-22h), ca 3 (22h-6h sáng hôm sau). Một số ngành nghề khác có chia ca gãy với thời gian làm việc không liên tục trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ 8 tiếng 1 ca; hoặc chỉ phân 2 ca, mỗi ca liên tục 12 tiếng; thậm chí 1 ca 24h (làm 1 ngày, nghỉ 1 ngày)…

Ngoài ra, để đảm bảo công nhân - người lao động có thời gian nghỉ ngơi đủ 24 tiếng sau thời gian làm việc liên tục suốt 8 tiếng trong 1 ca, nhiều doanh nghiệp ở lĩnh vực may mặc, đồ da hay lắp ráp linh kiện điện tử… còn quy định các kíp tương ứng và bố trí luân phiên theo 4 kíp/ ê kíp/ đội, nhóm, tổ… (thường gọi là 3 ca 4 kíp) như sau:

+ Ca 1: kíp 1, ca 2: kíp 2, ca 3: kíp 3;

+ Ca 1 hôm sau: kíp 4, ca 2 hôm sau: kíp 1, ca 3 hôm sau: kíp 2;

+ Ca 1 hôm sau nữa: kíp 3…

Tại sao đa số công nhân đăng ký làm ca đêm?

Ca đêm không chỉ có tăng ca mà một số công việc đặc thù vẫn được chia ca đêm để duy trì hoạt động. Làm ca đêm vất vả, ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi nhưng sao nhiều công nhân vẫn đăng ký làm?

Lý do thực tế và được đa số công nhân chia sẻ chính là "vì ca đêm cho tiền công cao hơn" - cả với làm ca chính ban đêm lẫn tăng ca ban đêm thì lương tính trả vẫn cao hơn so với làm ca ngày theo quy định của Luật. Do đó, để tăng thu nhập - họ tự nguyện làm ca đêm, dù bán sức. Ngoài ra, sinh viên hay lao động phổ thông muốn làm thêm, bận học hoặc đã cócông việc chính vào ban ngày, sẽ phải bắt buộc đăng ký làm ca đêm...

Làm ca đêm liên tục có gây hại cho sức khỏe công nhân?

Hiểu chính xác ca làm việc là gì, tại sao nên chia ca làm việc và các ca làm việc trong ngày để giúp người lao động dễ dàng hơn trong việc cân nhắc sự phù hợp về thời gian của bản thân trước khi tìm kiếm việc làm. Nhiều công nhân vì điều kiện kinh tế khó khăn nên chủ động xin được làm nhiều ca đêm để mức lương nhận được cao hơn. Tuy nhiên, nếu làm ca đêm liên tục sẽ gây nên nhiều tác động đáng kể, gây hại đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của công nhân viên. Có thể kể đến như:

- Làm thay đổi đồng hồ sinh học cơ bản của con người (đúng sẽ là làm việc, hoạt động vào ban ngày và ngủ nghỉ vào ban đêm), từ đó ảnh hưởng đến thói quen ngủ, ngủ không sâu giấc, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi…

- Gây hại cho sức khỏe, người mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống kéo dài, làm việc không hiệu quả, dễ bị tai nạn lao động

- Dễ khiến da xấu, nhanh lão hóa, chảy xệ; mắt có quầng thâm, bọng mắt to; mặt bơ phờ, nhợt nhạt; dễ bị kích ứng, nổi mụn…

- Hạn chế, thậm chí mất hẳn các mối quan hệ họ hàng, bạn bè vì không có thời gian gặp gỡ, trò chuyện

- Tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, tá tràng, bệnh tim mạch, mất ngủ kinh niên, gout, đái tháo đường, ung thư…


*
Công nhân cần đảm bảo sức khỏe tốt để làm việc có hiệu quả và đạt năng suất cao hơn

Để hạn chế những ảnh hưởng không tích cực này, tốt nhất, công nhân - người lao động nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân, bổ sung thêm chất dinh dưỡng qua ăn uống, sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có lợi, nghỉngơi khoa học, sống lành mạnh, luân phiên phụ trách các ca làm việc thích hợp theo quy định và khả năng đáp ứng của bản thân…