BÀI VĂN KHẤN CÚNG BÀ CHÚA XỨ TRÊN NÚI SAM Ở CHÂU ĐỐC

Từ lâu miếu bà Chúa Xứ Châu Đốc, An Giang đã nổi tiếng linh thiêng nên được rất nhiều du khách thập phương gần xa tìm đến. Chính vì vậy, những thông tin về bà Chúa Xứ, đặc biệt là văn khấn cúng bà Chúa Xứ luôn rất được quan tâm. Vậy nội dung văn khấn cúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

*
Tìm hiểu về văn khấn cúng bà Chúa Xứ núi Sam


Giới thiệu về miếu bà Chúa Xứ

Bà chúa Xứ Châu Đốc

Đây là ngôi chùa nổi tiếng nằm tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang, nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Nhờ những câu chuyện lưu truyền về Bà Chúa Xứ mà Châu Đốc cũng dần trở thành một trong những địa điểm được nhiều du khách thập phương tìm tới để trẩy hội, hành hương.

Bạn đang xem: Bài văn khấn cúng bà chúa xứ trên núi sam ở châu đốc

Đặc biệt, vào tháng 4 âm lịch hàng năm là mùa lễ hội bà Chúa Xứ nên lượng người tìm tới Châu Đốc lại càng đông hơn.

Miếu bà Chúa Xứ

Hiện nay, miếu bà Chúa Xứ đang nằm tại núi Sam. Phía sau miếu là vách núi, chính điện nhìn thẳng ra những cánh đồng bát ngát của Châu Đốc. Miếu được xây dựng với kiểu kiến trúc khá độc đáo, có hình chữ “Quốc” và theo dạng khối tháp.

Nhìn từ xa, miếu bà Chúa Xứ giống như một bông hoa sen đang vươn lên nở rộ. Bên cạnh đó, miếu còn gây ấn tượng với lối thiết kế kiểu tam cấp 3 tầng độc đáo có các góc mái cong vút như mũi thuyền và được lợp ngói xanh đẹp mắt.

Bà chúa xứ núi Sam

Miếu nằm trên núi Sam nhưng không quá cao, đường đi cũng khá dễ nên không gây khó khăn cho khách hành hương tìm đến để bái vọng. Nhìn từ xa miếu giống như bông sen xanh còn khi nhìn gần mỗi chi tiết đều vô cùng tinh xảo và mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật Ấn Độ.

*
Miếu bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc 

Chuẩn bị lễ vật đầy đủ cúng khấn bà Chúa Xứ núi Sam

Khi đi lễ bà Chúa Xứ núi Sam có hai điều mà các bạn nên biết và chuẩn bị, một là lễ vật cúng và hai là văn khấn bà Chúa Xứ Châu Đốc. Về đồ khấn cúng cần có các lễ vật sau:

Mâm ngũ quảHương và hoa tươiĐèn cầyTrà, rượu trắngHũ muối, gạoBánh kẹoTrầu cauXôi chè, bánh baoHeo quay nguyên con
*
Đồ vật lễ cúng bà Chúa Xứ núi Sam 

Bài văn khấn cúng bà chúa Xứ chi tiết

Nội dung văn khấn cúng bà Chúa Xứ tương đối ngắn và dễ nhớ. Các bạn có thể học thuộc trước khi vào miếu dâng hương. Cụ thể, nội dung văn khấn như sau:

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………..

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó).

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.

Xin lộc và cách sử dụng lộc bà chúa Xứ linh nghiệm

Phần lớn mọi người lên chùa bà Chúa Xứ là để xin lộc. Lộc ở đây là bao lì xì nhỏ, được coi là bao lì xì lộc. Người ta cho rằng khi xin được các bao lì xì này có thể gặp được nhiều may mắn trong tương lai. Cách sử dụng bao lì xì lộc như sau:

Sau khi xin được bao lì xì lộc phải tổ chức thỉnh lộc bà Chúa Xứ lên một cái đĩa. Bên cạnh đĩa, đặt 4 cốc nước rồi cần từng cố lên và khấn. Mục đích là để cung nghinh bà Chúa Xứ về cư gia. Ly nước sau khi khấn xong đem đổ mỗi ly một góc nhàĐặt lộc của bà Chúa Xứ lên bàn thờ Mẹ Quan m chứ không nên đặt ở bàn thờ Ông Địa. Khi đặt lên bàn thờ Mẹ Quan m cần tuân thủ tục 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lầnThường xuyên khấn bà Chúa Xứ để xin bà phù hộ cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đìnhNếu muốn hóa lộc của bà Chúa Xứ thì nên hóa vào ngày 23 âm lịch
*
Người viếng có thể xin lộc bà để cầu may mắn sau khi đọc văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ 

Các lễ hội tắm cho bà Chúa Xứ

Lễ hội tắm cho bà Chúa Xứ thường được tổ chức vào 24 giờ đêm ngày 23, rạng sáng 24 âm lịch. Mặc dù gọi là lễ hội tắm cho bà Chúa Xứ nhưng thực chất chỉ là dùng nước thơm nấu lên pha cùng các loại nước hoa do tín chủ công đức để lau bụi bặm trên tượng bà.

Sau khi lau xong sẽ thay xiêm y, hài, mão mới cho bà. Những người tham gia tắm cho bà Chúa Xứ được Ban quản trị lựa chọn tham gia. Lễ tắm thường diễn ra trong khoảng 1 giờ. Sau khi bà tắm xong thì mọi người có thể tự do chiêm bái.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Thời gian tổ chức lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu bà là vào 15h ngày 24/04 âm lịch. Tham gia lễ này có các bô lão được làng cử ra và Ban quản trị miếu. Khi tham gia phải mặc trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự.

Trong đoàn thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, đi rước là đội múa lân, sau đó là ông Chánh bái rồi tới hai vị bô lão cùng với các chức sắc khác, tiếp đến là các học trò trong tay cầm cờ phướn.

Mọi người tới điện thờ Thoại ngọc hầu sẽ tiến hành dâng hoa, niệm hương và tế lễ rồi thỉnh bốn bài vị (bài vị ông Thoại Hầu, bà Chánh phẩm Châu Thị Tế, bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt cùng bài vị Hội đồng) lên long đình về miếu bà.

*
Du khách đi chùa Bà Châu Đốc có dịp được xem lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Lễ túc yết

Nghi lễ này diễn ra vào 24h ngày 25, rạng sáng 26/04 âm lịch. Tham gia lễ có các bô lão trong làng, Ban quản trị miếu. Khi tham gia phải ăn mặc chỉnh tề, đứng thẳng hàng ở hai bên phía trước chánh điện. Theo sau có 4 vị học trò lễ cùng với 4 đào thầy. Ông Chánh bái là người đứng đối diện với tượng bà.

Lễ vật cúng túc yết gồm:

01 con heo trắng cạo lông, mổ bụng, làm sạch nhưng chưa chế biến01 đĩa đựng lông và máu heo01 mâm xôi01 mâm trái cây01 mâm trầu cau01 đĩa gạo, muối

Ông Chánh bái và các bô lão sẽ đến trước bàn thờ để niệm hương cúng bái. Khi 3 hồi trống gỗ và 3 hồi chiêng trống kết thúc thì lễ bắt đầu. Đầu tiên sẽ là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà.

Xem thêm: Thủy Tiên: Hình Ảnh Mới Nhất Về Gia Đình Của Cô Và Công Vinh

Dựa theo lệnh của người xướng lễ, một người trong ban quản trị sẽ đại diện để đọc tế đọc xong thì Chánh bái sẽ đốt văn đi và heo trên bàn cúng được lật ngửa lại khiêng đi chế biến.

Lễ xây chầu

Lễ xây chầu tổ chức sau lễ túc yết và hiện được tổ chức ở hầu hết các lễ hội cúng đình tại các ngôi làng thuộc vùng Nam Bộ.

Trong buổi lễ, ông Chánh khi nghe thấy người xướng nội hô “Ca công tựu vị” sẽ tới bàn thờ đặt giữa võ ca rồi vừa cầm 2 dùi trống nâng lên tới ngang trán vừa khấn vái.

Khấn xong ông Chánh sẽ bái ca công và cầm nhành dương liễu nhúng vào tô nước trên bàn cúng vẩy khắp xung quanh, vừa vẩy vừa hô to:

“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh)

Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành)

Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ)

Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”

*
Lễ xây chầu tại miếu bà Chúa Xứ, Châu Đốc 

Cuối cùng ông Chánh đặt lại cành dương liễu và tô nước lên bàn thờ và vừa xướng “Ca công tiếp giá” vừa đánh 3 hồi trống. Lúc này đoàn hát bội cũng nổi chiêng trống và bắt đầu hát. Các tuồng hát cũng chuẩn bị để ca múa mua vui cho bà con tham gia.

Lễ chánh tế

Lễ tổ chức từ 4h sáng ngày 26/04 âm lịch. Ngoài việc thêm một phần nội văn tế và “ẩm phước” thì về cơ bản lễ cúng này cũng giống với lễ cúng túc yết.

Vào khoảng 14h ngày 27/04 âm lịch, sẽ tiến hành làm lễ hồi sắc để đưa 4 bài bị về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu và chính thức kết thúc lễ hội.

Bà chúa xứ linh thiêng

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu được tổ chức sau khi hoàn thành lễ mộc dục. Thời gian tổ chức lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu là vào 15h ngày 24 âm lịch.

Khi này, tại miếu bà, tất cả bô lão của làng cùng với Ban quản trị đều sẽ tập trung tại miếu, ăn mặc chỉnh tề với áo dài khăn đóng và xếp thành hai hàng bên tượng bà.

Đi đầu sẽ là đội múa lân. Tiếp đến sẽ là ông Hương lễ trong tay bưng theo khay trầu rượu. Hai bên sẽ là học trò lễ và sau đó là 2 ống Chánh tế cùng với 3 ông Bồi tế, 3 ông Chấp tế, các bô lão, đại diện dân làng.

Khi đi tới trước lăng Thoại Ngọc Hầu, từng bô lão lần lượt đi vào lăng dâng hương và xin phép được thỉnh bài vị.

*
Lễ hội bà Chúa Xứ linh thiêng, thu hút đông đảo khách thập phương tham gia 

Bốn bài vị sẽ được thỉnh lên long đỉnh đưa về miếu bà và đặt trong chính điện. Sau đó Ban quản trị sẽ tiến hành dâng hương thỉnh an tại miếu bà và tuyên bố lễ thỉnh sắc kết thúc.

Lúc này, hàng nghìn du khách hàng hương từ từ khắp các nơi cùng người dân đến dự lễ sẽ vào khấn vái cho tới tận khuya, thậm chí có khi kéo dài tới sáng hôm sau. Vì vậy, trong lễ tắm bà Chúa Xứ, thời điểm đông vui nhất chính là vào ngày lễ chính.

Tương truyền từ bao nhiêu năm nay về sự linh thiêng của miếu bà Chúa Xứ cùng kiến trúc đặc biệt, hàng năm, lượng du khách thập phương đổ về chùa luôn đông đúc, đặc biệt là tới mùa lễ hội.

Du khách khi tìm đến đây có thể tham quan kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp khác lạ của miếu, đồng thời xin lộc của bà Chúa về để mang đến nhiều may mắn, tài lộc.

Nếu có dịp, hãy ghé qua miếu vào thời điểm lễ hội để được chứng kiến khung cảnh đông vui, nhộn nhịp nhưng cũng không kém phần thành kính, trang nghiêm.

Trên đây là những thông tin về miếu bà Chúa Xứ tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã nắm được cách chuẩn bị lễ vật cúng và nội dung văn khấn cúng bà Chúa Xứ như thế nào để có thể xin được lộc của bà. Bên cạnh đó, khi xin được lộc cũng phải sử dụng đúng cách để không mạo phạm bà, được bà phù hộ cho mãi về sau. Nếu có điều kiện các bạn nên đến ngôi miếu này một lần, đặc biệt là vào dịp lễ hội.