PHIM "MẸ VẮNG NHÀ (1979) MẸ VẮNG

Chính trị Quốc hội và Cử tri Hội đồng nhân dân Vấn đề hôm nay Kinh tế - Xã hội Tài chính - Bất động sản Trên đường phát triển Pháp luật và đời sống Khoa học - Môi trường Văn hóa, Văn nghệ Việt Nam và Thế giới
43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2018)

“Mẹ vắng nhà” - Tràn ngập chất thơ


Xem với cỡ chữ
*
Đoạt giải Bông Sen Vàng cùng năm (1980) với Cánh đồng hoang là Mẹ vắng nhà, một bộ phim thiếu nhi xuất sắc của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.

Bạn đang xem: Phim "mẹ vắng nhà (1979) mẹ vắng

Không những thế, cả Cánh đồng hoang và Mẹ vắng nhà còn đoạt 2 giải thưởng quốc tế quan trọng tại LHP Moscow (Nga) và Karlory Vary (Tiệp Khắc).

Cả hai đều có bối cảnh đặc sắc của vùng sông nước Nam Bộ, nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé cũng phải sống trong cảnh nguy hiểm dưới bom đạn của quân đội Mỹ, phải chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ đi đánh giặc để lại đám con thơ nheo nhóc.... Nhưng điều đặc biệt là cả hai bộ phim đặc sắc nói trên không mô tả sự mất mát, đau thương mà tràn ngập chất thơ về tinh thần chịu đựng, khí phách hiên ngang, sự dũng cảm dấn thân, cũng như tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam một thời.

Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư vốn là một nhà quay phim kỳ cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam (ông đoạt giải Quay phim xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 2, năm 1973 với bộ phim Chị Tư Hậu), nhưng về sau, ông chuyển hướng sang sự nghiệp đạo diễn và thành công lớn về đề tài thiếu nhi. Một trong những bộ phim thành công lớn nhất của ông là Mẹ vắng nhà (1979), chuyển thể từ truyện ngắn Người mẹ cầm súngMẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi. Dù là một người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc (Cao Bằng), nhưng Nguyễn Khánh Dư đặc biệt thành công với những bộ phim về đề tài kháng chiến ở Nam Bộ, mà Mẹ vắng nhà là bộ phim tiêu biểu nhất.

Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch (Ngọc Thu đóng) và 5 đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam đang giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, tiếng bom đạn thúc giục chị lên đường làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội.

Xem thêm: Bật Mí Những Bài Hát Với Đàn Ghita, Những Bài Hát Do Ca Sĩ Guitar Trình Bày

5 đứa con nhỏ đành phải tự chăm sóc nhau, trong đó Bé - cô chị lớn, dù chưa đến 10 tuổi, phải thay mẹ chăm lo cho những đứa em nhỏ.

Mỗi chiến sĩ biệt động có một mật danh như Z20, K9, F8, H3... khiến quân đội của Việt Nam Cộng hòa và CIA của Mỹ phải run sợ vì hành tung bí mật và hoạt động “xuất quỷ nhập thần”, như trong một câu thoại của viên Đại tá Việt Nam Cộng hòa: “Ở đất nước này, Việt Cộng có thể từ trên trời rơi xuống hoặc từ dưới đất chui lên”…

Sự thành công của Mẹ vắng nhà nhờ vào khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. 5 diễn viên nhí hóa thân thành 5 đứa trẻ vùng sông nước miền Tây, biết chèo thuyền, leo cầu khỉ, biết bảo ban nhau chui vào hầm tránh bom khi máy bay Mỹ đi càn; đứa lớn biết lo cho đứa bé, tự biết phân việc, nấu nướng, chăm sóc nhau. Dù phải trưởng thành sớm trong hoàn cảnh mẹ vắng nhà, những đứa trẻ vẫn có lúc bộc lộ tâm lý trẻ con non nớt, như chi tiết Bé bị đứa em gái quả quyết không giống mẹ - đây lại là một biệt tài nữa trong việc thấu hiểu tâm lý trẻ thơ và giúp cho bộ phim có những khoảnh khắc xúc động, đồng thời để lại tiếng cười trong trẻo cho khán giả.

Không chỉ thành công trong những cảnh mô tả sinh hoạt sống động, đáng yêu của những đứa trẻ vắng mẹ và bối cảnh làng quê chòm xóm của vùng sông nước Nam Bộ, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư còn để lại dấu ấn về tài năng đạo diễn qua những cảnh tưởng tượng với góc máy bay bổng và giàu hình tượng. Ở trên ngọn cây, dù không thấy bóng mẹ đâu, nhưng Bé phải tưởng tượng để kể cho các em nghe hình ảnh người mẹ đang dũng cảm lao về phía trước để chiến đấu với quân thù. Trong một cảnh tưởng tượng khác của Bé, hình ảnh một chú bò với thân hình bén lửa vì bom đạn chạy trên cánh đồng gây ấn tượng mạnh về thị giác. Còn trong giấc mơ được cắp sách tới trường của Bé, đạo diễn đã để cho những con chữ nhảy múa và biến thành những chú chim bay lên trong không khí hòa bình, không còn bóng dáng của chiến tranh...

Ngoài diễn xuất của nữ diễn viên Ngọc Thu vai chị Út Tịch, dàn diễn viên nhí đã chiếm lĩnh hoàn toàn bộ phim và các em cũng là linh hồn làm nên thành công của bộ phim. Cùng tuổi đời với Cánh đồng hoang, Mẹ vắng nhà cho đến nay vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu vô ngần về sức sống tuyệt vời, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh…