NGHỆ THUẬT XẾP ĐÁ CUỘI

Xếp những lá bài tu-lơ-khơ thành một tòa nhà đã khó, nhưng khó gấp bội là xếp những hòn đá tự nhiên thành hình tượng có ý tưởng hẳn hoi. Họa sĩ kiêm nhà tạc tượng Mai-cơn Grếp (Michael Grab) đã thử làm việc này và trau dồi thành một... phép thuật.Bạn đang xem: Nghệ thuật xếp đá cuội

MAI-CƠN GRẾP ra đời năm 1984 tại Ét-môn-tơn, Ca-na-đa và năm 2002 chuyển tới Bunđơ, bang Cô-lô-ra-đô (Boulder, Colorado) để theo học đại học. Lạ lùng sao: chàng thanh niên có bằng cử nhân hẳn hoi nhưng lại chỉ thích rút về thời... đồ đá.

Bạn đang xem: Nghệ thuật xếp đá cuội

Vốn là, Mai-cơn mê trò xếp đá từ hồi nhỏ, khi đó bản thân cậu cũng như những người lớn trong gia đình đều không dám tin rằng thú chơi ấy sau này trở thành một dòng nghệ thuật độc đáo, hòa vào trào lưu "land art" - nghệ thuật tạo hình giữa thiên nhiên, vốn xuất hiện ở Mỹ từ cuối thập niên 1960.

Vật liệu để Mai-cơn xếp nên những pho tượng là những cục đá, hòn sỏi, viên cuội... thường thấy lăn lóc vất vưởng dọc bờ sông ngòi, đầm hồ. Thoạt nhìn, làm sao có thể tin được những món đồ cục mịch ấy lại có thể gắn bó mật thiết, kết hợp với nhau để thành một tác phẩm nghệ thuật tạo hình ngộ nghĩnh mà sâu sắc. "Nguyên tắc quan trọng nhất là phải nắm chắc kiến thức vật lý, tìm ra một số "kiềng ba chân" làm điểm tựa cho đá cân bằng đứng thẳng, - Mai-cơn giải thích.

- Trên bề mặt của mỗi hòn đá có rất nhiều vết lồi lõm để có thể dùng vào việc đó".


*


*

Nổi bật nhất là tác phẩm Cây đá.

Xem thêm: Nhìn Lại Dàn Diễn Viên 'Đất Phương Nam' Sau 22 Năm Phát Sóng

Bên cạnh các yếu tố vật lý của việc tìm kiếm "kiềng ba chân", yếu tố phi vật chất cũng quan trọng không kém và khó để giải thích bằng lời. Quá trình sáng tạo những tác phẩm kiểu này cũng giống như luyện thiền, rất cần sự tĩnh tâm, đầu óc phải tập trung cao độ và phải kiên nhẫn không ngừng. Trên thực tế, đâu phải tác phẩm nào cũng "đặt vào trúng phóc" -không ít lần, xếp xong hòn đá cuối cùng thì sập đổ tất cả, phải làm lại từ đầu. Để xếp những pho tượng đơn giản chỉ mất ba chục phút, nhưng những tác phẩm xếp bằng nhiều dạng đá phức tạp phải tốn vài ngày.

Qua hơn mười năm thực hành sáng tác, Mai-cơn đã làm chủ được nghệ thuật cân bằng đá để tạo ra những kiệt tác. "Bằng cách chú tâm đến cảm giác của các loại đá, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những tiếng động lách cách dù là nhỏ nhất khi các hòn đá tiếp xúc với nhau".

Điều đặc biệt nhất là Mai-cơn không hề dùng bất cứ một thứ cốt thép, keo dán, dây chằng nào, chỉ cần tìm ra điểm tiếp xúc hợp lý cho các hòn đá mà xếp cho chúng công kênh nhau lên, chênh vênh đến mức ngỡ chỉ một hơi thở nhẹ cũng đủ làm cơ đồ sụp đổ. Nếu đặt tại những chỗ lặng gió, tác phẩm của Mai-cơn có thể tồn tại đến vài tháng, một số tác phẩm phải vài năm mới chịu đổ.

Trong vô số những tác phẩm đã hoàn thành và tồn tại được một số thời gian, Mai-cơn tự hào nhất về Cây đáthực hiện tại thành phố anh đang cư trú. Anh không chỉ xếp tượng ở trong nước Mỹ, mà còn đến trình diễn thuật xếp đá ở Cô-xta Ri-ca, Thụy Điển, Scốt-len, Bỉ, Pháp và I-ta-li-a. Sau khi đưa lên mạng in-tơ-nét những bức ảnh chụp tác phẩm của mình, anh được biết đến và hâm mộ ở khắp thế giới.

Mai-cơn Grếp coi những tượng đá của mình như là những mô hình thu nhỏ của cả vũ trụ, của sự hài hòa, đồng bộ tuyệt đối. Anh đang say mê đưa thuật xếp đá của mình vào dự án xếp đặt tạo hình "Gravity glue", coi đó là một liệu pháp tinh thần để lấy lại cân bằng nội tại và truyền đến mọi người thông điệp: trong cuộc sống hiện đang diễn ra hối hả, dù thế nào thì cũng phải giữ cân bằng!