TUYỂN TẬP HÌNH ẢNH CÁ BETTA CÁ LIA THIA CÁ XIÊM ĐẸP

Nhắc tới cái tên cá phướng chắc chắn bạn đã có một tuổi thơ chơi cá thật dữ dội, cá phướng và cá xiêm là hai cái tên rất phổ biến thời khoảng năm 2000. Lúc này thị trường cá cảnh chưa có quá nhiều loài cá thì cá phướng là một cái tên được khá nhiều bạn nuôi vừa để chọi vừa làm kiểng.

Thời nay, cá phướng vẫn còn được bán ở các cửa hàng cá cảnh nhưng có vẻ không nhiều như trước vì sự cạnh tranh của cá betta. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài cá phướng rất đẹp này, cách nuôi, cũng như giá bán của chúng, cùng tham khảo bài viết sau đây nhé

1️⃣ Tìm hiểu về cá phướng

Cá phướng hay còn gọi là cá lia thia phướng là một giống cá “có khả năng đá” tuy nhiên khả năng này bị kiềm hãm khá nhiều vì phần vây và phần đuôi khá cồng kềnh, khiến chúng duy chuyển chậm đi, nếu mang đi đá với cá xiêm thì chỉ có trầy da tróc vẩy thôi chứ khó có thể ăn được

Hầu hết mọi người đều cho rằng, cá lia thia phướng có nguồn gốc từ Thái Lan tuy nhiên giờ đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á

Thời kỳ được xem là hoàng kim của cá phướng vào khoảng những năm 2000, lúc này với vẻ ngoài đẹp xuất sắc của mình, cá phướng được rất nhiều anh em và các bạn trẻ nuôi làm kiểng hoặc để đá (cho vui thôi chứ không bắt xác được đâu :v)

2️⃣ Về ngoài hình của cá lia thia phướng

Theo mình, màu sắc đặc trưng của cá phướng là màu đỏ rất sặc sỡ, khi bạn đưa ngón tay lại trước mặt chúng phần vậy và đuôi xòe ra như một chiếc quạt rất đẹp. Đuôi cái phướng có thể dài gấp 3 lần đuôi cá xiêm nếu cùng độ tuổi và cùng kích thước phần thân

Về kích thước, phần thân cá trưởng thành có thể đạt kích thước của một ngón tay cái (chưa tính phần đuôi), khi đuôi xòe ra thì kích thước tổng thể có thể lên đến 7 – 8cm. Trên thân cá thường có lốm đốm màu xanh dương như đính ngọc lên để tô điểm thêm vẻ đẹp vậy


Bạn đang xem: Tuyển tập hình ảnh cá betta cá lia thia cá xiêm đẹp

Đôi nét về cá xiêm phướng

Định nghĩa về cá xiêm phướng này thật ra là suy nghĩ cá nhân của mình thôi chứ không theo khoa học gì hết. Về cơ bản màu sắc thuần của cá xiêm là màu xanh, phần đuôi ngắn. Màu sắc thuần của cá phướng theo mình là màu đỏ, phần đuôi sẽ dài

Khi xưa thì chỉ có 2 giống cá chọi chính là cá xiêm và cá phướng thường nên người ta thường ép lai giữa hai dòng này để cho ra các đàn con là cá xiêm phướng

Lứa con này thường có phần thân màu xanh và phần đuôi là màu đỏ, về phần đuôi có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào gen của mỗi lứa con (như hình dưới đây thì mình gọi là cá xiêm phướng, không biết anha em có phân biệt giống mình không nhỉ :D)

3️⃣ Một số màu sắc của cá phướng hiện đại

Trải qua rất nhiều năm nhân giống, ép qua ép lại thì cá phướng có rất nhiều màu sắc đột biến mới để tô điểm thêm cho vẻ đẹp của chúng, do đó mình sẽ gọi là màu của cá phướng hiện đại, ngày xưa thì chỉ có màu đỏ thôi

Một số màu sắc khá nổi bật của cá được anh em săn lùng khá nhiều có thể kể đến như cá phướng vàng, cá phướng trắng và dĩ nhiên màu đỏ truyền thống vẫn được mọi người khá ưa chuộng

Một số màu sắc rất độc đáo khác của giống cá này có thể kể đến như đen, xanh ngọc, hồng, trắng đỏ…. nói chung là rất nhiều màu đẹp chỉ không chỉ có đỏ và xanh như xưa

Dưới đây là một số hình ảnh cá phướng đẹp để anh em có thể tham khảo thêm


Tìm ảnh thì nhiều quá với không chân thật. Mời anh em chiêm ngưỡng rất nhiều màu sắc đẹp của cá phướng từ vàng, xanh, đen…. rất đẹp mình mượn của trại cá kiểng DiamondDa nhé

4️⃣ Giá cá phướng là bao nhiêu

Hiện nay, giá của có phướng cũng không quá cao so với nhiều giống cá khác. Bạn có thể dễ dàng sở hữu một bé cá phướng đẹp chỉ tầm khoảng 50.000 vnđ – 100.000 vnđ tùy vào kích thước và nơi bán

Đối với các bé cá có vẻ ngoài xuất bạn, giá có thể dao động lên đến 200.000 vnđ tùy vào cửa hàng bán cá, chứ không có một mức giá cố định cụ thể

Khi mua nhớ lựa kỹ xem bé có sung sức không nhé, để tránh tình trạng mua phải cá bệnh

5️⃣ Hướng dẫn chăm sóc cá phướng

1. Cho ăn


Theo mình thấy thì cá phướng là một trong nhưng giống cá mà vừa dễ ăn lại còn dễ nuôi. Bạn có thể cho cá ăn nhiều loại thức ăn phổ biến như cám, trùng chỉ, bo bo, atemia… tùy vào giai đoạn phát triển của cá. Bên dưới mình sẽ hướng dẫn bạn cách ép cá phướng và thức ăn cho từng giai đoạn của cá con

Thông thường một ngày bạn cho cá ăn khoảng 2 cử vào buổi sáng và buổi là được, buổi sáng bạn cho căn nhiều một chút còn buổi tối cho ăn bằng một nửa buổi sáng là ổn

Và khẩu phần ăn của cá phướng như thế nào? Thực sự không có một khẩu phần ăn quá cụ thể, bạn cứ cho cá ăn trùng chỉ, mỗi lần cho một đầu tăm đến khi bụng cá phình lên vừa phải thì ngưng

Vì giống cá này mình thấy có đặc điểm là bạn cho bao nhiêu, chúng sẽ ăn bất nhiu đến khi bơi không nổi thì thôi. Một số ăn nhiều quá dẫn đến sình bụng mà chết, do đó hãy cho cá ăn vừa căng bụng thôi nhé

2. Hồ nuôi

Một điểm nổi bật của giống này so với nhiều giống cá chọi khác, đó là chúng không cần một hồ nuôi quá lớn để sinh hoạt. Ngày xưa, cá toàn được nuôi trong chai nước biển nhỏ xíu vẫn phát triển tốt, tuy nhiên vẫn nên chọn hồ nuôi có kích thước rộng một chút để cá có thể hoạt động thoải mái hơn

Về chất liệu làm hồ nếu nuôi chơi bạn có thể chọn mọi thứ có thể chứa nước từ chai nhựa cắt, thố nhựa, hộp đựng thức ăn, chậu cây… còn nuôi trang trí thì nên chọn hồ thủy tinh mini ngăn đôi 24x14x16cm hoặc hồ vuông 15cm là đẹp. Nuôi 2 bé để có gì cho tụi nó sừng với nhau xem cũng vui

Hồ nuôi có thể không có rong cũng được, tuy nhiên nên để vài cọng rong đuôi chồn vào để trang trí hồ cho xanh mát, cũng như tạo một lượng nhỏ oxy cho cá

3. Thay nước hồ nuôi

Tương tự như các giống cá khác khi thay nước cho bể cá phướng không nên thay nước mới hoàn toàn vì cá có thể bị sốc nước, một số cá yếu cá thể chết

Để thay nước ăn toàn, hãy hứng sẵn một lượng nước vừa đủ đem đi phơi nắng khoảng 1 ngày để loại bỏ hết clo trong nước. Sau đó, hứng một lượng nước trong hồ cũ (khoảng 1/3 lượng nước của hồ) và vớt cá sang cùng với nước cũ đó

Tiếp theo hãy vệ sinh hồ cũ, cho nước mới đã phơi nắng vào, sau đó cho cá và nước cũ vào hồ như vậy cá sẽ quen hơn, hạn chế tình trạng bị là nước mà chết

6️⃣ Cách ép cá phướng (cá xiêm phướng)

Ép cá phướng hay cá xiêm phướng thì cũng khá giống nhau, cái quan trọng nhất của việc ép cá là giai đoạn đầu sau khi trứng nở, cho đến khi cá đạt khoảng 1 – 2mm (khi thân bằng hạt đậu) thì cá mới bắt đầu khỏe mạnh và sống lâu được

Để ép cá xiêm phướng thì bạn có thể sử dụng cá trống là phướng, cá mái là xiêm hoặc ngược lại đều được nhé. Về cách ép thì sẽ tương tự nhau và theo những bước như dưới đây


Xem thêm: Các Kiểu Tóc Ngắn Hàn Quốc 2015, Tóc Ngắn Ngang Vai Hàn Quốc 2015

Lưu ý– Theo kinh nghiệm nhiều lần phối giống của mình, khi bạn ép cùng loại xiêm – xiêm hoặc phướng – phướng thì tỉ lệ cá con sống nhiều hơn. Còn khi lai thì tỉ lệ sống thấp, có thể một phần là do gen
1. Hồ ép cá

Không nên chọn hồ có kích thước quá lớn thường đường kính hoặc chiều dải của hồ khoảng 20cm là ổn. Hồ kích thước quá lớn khiến cá con bơi lung tung rất khó để cho ăn, như vậy cá con rất dễ chết

Mực nước trong hồ không quá cao khoảng chừng 3 đốt ngón tay là được, mực nước này cũng giúp cá con cá thể bơi kiếm ăn dễ dàng hơn

Có thể bỏ 1 hoặc 2 chiếc là vào hồ một là để tạo hệ vi sinh cho cá con, hai là lá sẽ giúp bọt và trứng bám vào giúp bọt không bị bể. Ngoài ra, nó còn có công dụng tạo không gian riêng tư “cho đôi lứa” nữa. Mình hay sử dụng lá mai vì nó khó phân hủy và nổi trên mặt nước dễ dàng

2. Chọn cá trống mái

Cá trống: nên chọn có kích thước lớn, màu đẹp, khỏe mạnh, bơi khỏe và có dấu hiệu nhả bọt khi nuôi riêng

Cá mái: nên chọn con khỏe mạnh, bụng to, vây đều

3. Các bước ép cá phướng hoặc cá xiêm phướng

Bước 1: Cho cá trống vào hồ ép

Bước 2: Cho cá phướng mái vào hồ ép nhưng phải dùng tấm nhựa trong chặn lại (có thể cắt chai nước suôi nhỏ để nhốt cá mái lại) Không cho cá trống và mái tiếp xúc liền với nhau vì cá trống sẽ đá cá mái, đây gọi là giai đoạn làm quen. Để như vậy trong khoảng 1 ngày

Bước 3: Sau khi để được một ngày, lúc này cá trống sẽ nhỏ bọt rất nhiều xung quanh khu vực chai mà bạn nhốt cá mái, lúc này hãy kéo thật nhẹ chai lên để tránh làm bể bọt, bắt đầu cho cá trống và cá mái giao phối

Bước 4: Sau khi loại bỏ vách ngăn, đặt hồ ở vị trí khuất, dùng tấm cac-tông, gạch men, nắp nồi che hồ lại để “đôi lứa” có không gian riêng tư làm chuyện đại sự. Để cá ép trong khoảng 1 ngày

Bước 5: Sau một ngày, “mở he hé” tấm che ra xem trong bọt đã có trứng hay chưa. Trứng là những đốm màu trắng đục trong bọt, rất dễ nhận biết

Bước 6: Nếu chưa có trứng tiếp tục đậy tấm che lại và theo dõi khoảng 8 tiếng/lần

Bước 7: Khi cá mái đã đẻ trứng vào bọt, bạn vớt cá phướng mái ra khỏi hồ để cá trống bắt đầu thụ tinh

Bước 8: Kiểm tra khoảng 8 tiếng/lần xem cá con đã nở hay chưa

Bước 9: Khi cá con nở lúc này chúng sẽ phát triển bằng lượng năng lượng dự trữ trong người, ở bước này bạn cũng bắt đầu chuẩn bị thức ăn cho cá con

Bước 10: Chuẩn bị thức ăn cho cá con, mình thường cho cá mới nở ăn lòng đỏ trứng gà. Bạn lấy lòng đỏ trứng gà ra và đánh lên cho đều. Cho ăn bằng cách dùng đầu đũa chấm vào lòng đỏ và chấm vào vào nước chỉ cần thấy màng mỏng trắng trắng hòa vào nước là được, chấm ở những khu vực có nhiều cá con. Ngày cho ăn 2 lần sáng và tối, sau khi ăn có thể bọc màn bọc thực phẩm và cất vào ngăn mát. Lưu ý không chấm quá nhiều, chấm quá nhiều khiến nước bẩn, cá con dễ chết

Bước 11: Sau khoảng 3 ngày, mình sẽ vớt cá phướng trống ra khỏi hồ vì lúc này cá đói nếu không có thức ăn cá trống có thể ăn cá con, lưu ý khi vớt phải làm nhanh dứt khoát, tránh động nước nhiều có thể ảnh hưởng đến cá bột. Bạn có thể không vớt ra cũng được tùy theo cách của mỗi người

Bước 12: Tiếp tục cho ăn lòng trắng trứng đến khi phần thân của cá phướng con đạt kích thước khoảng 1mm, lúc này cá bắt đầu có thể ăn atemia

Bước 13: khi đạt kích thước này cá lia thia phướng con đã tương đối khỏe, bạn có thể chuyển sang hồ mới vì hỗ cũng chắc nước cũng cạn rồi. Lưu ý hồ mới phải được chuẩn bị kỹ càng, phơi nắng để khử clo, thêm rong rêu, bèo vào, có thể cho thêm một cục than đá vào để hút bụi bẩn (than đã cháy xong nhé và nên ngâm nước vì trong than lúc này có thể còn dầu). Set up hồ mới trước khi thả cá vào khoảng 1 – 2 ngày cho chắc ăn rồi bắt đầu chuyển cá sang

*
Đây là bầy cá xiêm phướng bột của mình vừa chuyển sang hồ mới, mấy em nó núp dưới bèo khá nhiều nha

Bước 14: Khi cá lớn hơn nữa, khoảng bằng cỡ hạt đầu thì có thể chuyển sang ăn bo bo hoặc tiếp tục ăn atemia cũng được, bo bo thì rẻ hơn

Bước 15: Khi cá lớn khoảng 1 đốt tay thì có thể chuyển sang cho ăn trùng chỉ, nhớ cho ăn vừa thôi nhé, tụi này ham ăn lắm có khi ăn nhiều quá bơi không nổi lăn ra chết đấy

Bước 16: À mà có còn gì nữa đâu, tới đây thì cá đã khỏe và dễ rồi bạn muốn nuôi tiếp theo kiểu nào là tùy bạn

*
Đây là khi mấy em nó đã được khoảng 1 đốt ngón tay, lúc này chắc chỉ còn sống khoảng 30 – 40 em
Bạn nên biết– Khi chuyển cá sang hồ mới, bạn có thể chia đàn cá làm đôi những con lớn ở một hồ và những con nhỏ hơn ở một hồ. Điều này sẽ tránh cho cá nhỏ giành ăn không lại dẫn đến chết đói :v

Tới đây, bài viết hồi tưởng về một thời nuôi cá phướng huy hoàng của mình xin phép khép lại. Bài viết này hoàn toàn dựa trên kiến thức cá nhân thôi nên có thể chưa chính xác với mọi người. Anh em có gì hay có thể góp ý thêm ở phần bình luận bên dưới để mình bổ sung nhé