ĐẶNG TRẦN TÙNG VÀ VỢ

Thầy Đặng Trần Tùng chắc hẳn không còn là tên tuổi xa lạ đối với những ai quan tâm tới IELTS. Với những thành tích đạt được ở tuổi 26, thầy thực sự là một tấm gương truyền cảm hứng tuyệt vời trong cộng đồng IELTS.

Bạn đang xem: Đặng trần tùng và vợ



Thầy Đặng Trần Tùng - 1 trong 5 người đầu tiên đạt điểm IELTS 9.0 tại Việt Nam


Học IELTS hiện nay giống như một hot trend, thầy đánh giá chất lượng của trend này ở Việt Nam như thế nào?

Mình nhận thấy rằng hiện nay số lượng người học IELTS không chỉ đông ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, mà còn trải đều khắp các tỉnh thành khác.

Không chỉ học để thi, mình nhận thấy rằng số lượng người học để cải thiện trình độ tiếng Anh và để giỏi thực sự ngày càng đông. Nếu thực sự là một người thi IELTS với mong muốn đạt được điểm số trung bình là 6.5 trở lên thì họ đã có một khả năng nhất định, đâu đó có thể vẫn có một chút lỗi nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Ở mức độ 7.5 thì khả năng nghiên cứu mọi kiến thức và tài liệu được nâng lên rất nhiều.

Thị trường IELTS Việt Nam rất sôi động, có thể tài liệu về môn học có thể không bằng các nước như Trung Quốc, Nhật Bản - ở các nước này nền công nghiệp viết tài liệu ôn thi rất phát triển. Còn ở Việt Nam điều này thực sự chưa phát triển, vẫn còn dùng nhiều tài liệu từ nước ngoài.

Học sinh Việt Nam đang ở mức nào trong việc học IELTS, trung bình điểm IELTS của học sinh Việt Nam khoảng bao nhiêu?

Theo từng năm thì có số liệu cụ thể khác nhau, nhưng theo số liệu mới nhất mà mình được biết thì điểm số trung bình của học sinh Việt Nam thì khoảng 5.0 đến 6.5 điểm, điểm này khá là sát so với mức điểm của các trường Đại học tại Việt Nam yêu cầu nhưng vẫn đang rất thấp so với các nước khác.

Vậy trong mức điểm đó, kỹ năng nào của người Việt yếu nhất?

Hầu hết người Việt đi thi IELTS thì hai kỹ năng đầu đều cao hơn hai kỹ năng sau. Về mặt bản chất, tự nhiên và khoa học thì điều này hợp lý bởi vì là cái gì mình Đọc được và Nghe được đều tốt hơn những gì mình Nói và Viết. Đặc biệt với người Việt, kỹ năng Speaking thực sự hơi yếu so với những bạn đồng trang lứa trong khu vực trừ những bạn rất là giỏi khi được học tiếng Anh từ nhỏ.

Việc này thực sự cũng khá là kì lạ bởi theo những gì mình nghĩ người Việt là người có khả năng nói tiếng Anh rất là tốt. Chúng ta có một bộ ngữ hệ được sử dụng theo tiếng La-tinh, đồng thời tiếng Việt khá là nặng cho nên về lý thì những tiếng nhẹ như tiếng Anh thì nói rất là dễ, nhưng kỳ lạ thay mọi thứ lại ngược lại. Thí sinh nói ra tạo âm rất là chậm cho nên nghe rất không hay, có thể do trong quá trình học chúng ta chỉ được học các từ riêng lẻ mà không có thực hành tạo câu liên kết với nhau.

Hơn nữa học sinh Việt Nam ít được tiếp xúc với những tài liệu bản ngữ, tự nhiên mà chúng ta thường copy của những người học khác có trình độ cao hơn mình. Điều này cũng tốt tuy nhiên theo mình nghĩ khi học ngôn ngữ hãy tiếp xúc với những gì tự nhiên nhiều nhất các tốt.


*

Học sinh học IELTS thường bị "nhiễm" phong cách dạy của giáo viên, trăm người như một. Liệu thầy có sợ sẽ đào tạo ra một lứa "gà công nghiệp" không?

Đúng là bây giờ sĩ tử đi học IELTS mang rất đậm màu sắc của người dạy, nói ra một cái biết ngay học trung tâm nào luôn. Nhưng mà thực người học hoàn toàn không nhất thiết phải như thế, ai có khả năng vốn ngữ pháp và vốn từ tốt (đây là hai kỹ năng rất cơ bản của Speaking) thì bạn ý hoàn toàn tự tin có thể nói theo phong cách của riêng mình sẽ nghe rất tự nhiên.

Với mình, khi luyện nói với học sinh nếu phát hiện rằng học viên đó copy thì phải dừng ngay. Bắt học sinh phải nói theo những gì em ấy nghĩ, điều này sẽ giúp các bạn ấy cải thiện tình trạng hơn rất nhiều. Nhiều lúc học sinh nói rằng ý tưởng của em chán lắm, thế nhưng mình luôn động viên em cứ mạnh dạn nói đi. Việc triển khai cái ý tưởng của em trở nên hay hơn, thanh thoát hơn là việc của thầy nhưng cái ý tưởng là phải của học viên. Một ý diễn đạt hay luôn được tạo nên từ những ý tưởng tự nhiên mà không phải sao chép hay bắt chước từ người khác.

Vậy làm sao để nói Tiếng Anh tốt, tự nhiên, nói có phong cách riêng?

Như mình đã nói, để có một câu nói hay với những từ ngữ “khủng” thì người đó phải ngữ pháp chắc và phát âm nghe rõ chuẩn. Bởi vì việc học nói Tiếng Anh xuất phát từ rất nhiều từ việc nghe và việc đọc, khi chúng ta nghe và copy lại cách nói của người khác nó ảnh hưởng rất là nhiều. Và nếu muốn nghe được thì bạn phải phát âm chuẩn, hai vấn đề này nó cứ song hành cùng nhau và không thể tách rời.


*

Việc người này nói người kia không hiểu thì quá đỗi bình thường, đơn cử việc cùng nói tiếng Anh nhưng người Mỹ và người Singapore nếu nói chuyện với nhau sẽ không nghe rõ. Người Việt Nam nếu muốn nói tốt thì phải tiếp xúc với nguồn speaking chuẩn. Nếu mình phát âm hay thì người nghe sẽ có cảm giác từ vựng của chúng ta phong phú, ngữ pháp tốt và tư duy cũng tốt. Vậy phát âm là điều phải có.

Điều thứ hai để có thể cải thiện khả năng Speaking đó chính là ngữ pháp, ngữ pháp yếu thì việc hình thành câu rất là chậm, nếu ngữ pháp chắc hình thành câu sẽ có thể nhanh hơn rất nhiều. Mình phải đảm bảo mình thành thạo các cấu trúc càng vững càng tốt, dù từ vựng đơn giản hay phức tạp nếu nói được ra câu thì người ta vẫn hiểu được mình đang nói điều gì.

Quan trọng nhất là ngữ pháp và phát âm, sau đó là đến yếu tố về từ vựng. Bạn hãy tưởng tượng một thí sinh mà ngữ pháp và phát âm ổn thì nó như một video định dạng thấp chỉ 144p hay 360p. Nhưng từ vựng càng nhiều nó sẽ tăng lên 720p, 2k, 4k… Thế nhưng thí sinh trước khi quan tâm đến từ vựng hãy quan tâm đến ngữ pháp và phát âm cái đã.

Vậy thầy định nghĩa như thế nào là một người giỏi tiếng Anh thật?

Theo mình thì người giỏi tiếng Anh thật là người có thể diễn đạt con người thật bên trong mình bằng tiếng Anh 100%. Tất nhiên đây là con số quá lý tưởng, kể cả người bản địa cũng không làm được trừ những người có vốn từ phong phú. Mọi người phải hiểu rằng cảm xúc của con người được ví như ở độ phân giải lớn, chưa ai có thể chiếm lĩnh được.

Một người đạt được 9.0 speaking sẽ kiểu nằm ở định dạng 2K hay 4K nhưng mà cái con người ở bên trong lại muốn tạo ra thêm những idea phức tạp hơn đó rất là nhiều nữa. Một người giỏi tiếng Anh sẽ hướng tới sự hoàn mỹ, mình cảm nhận được gì đều diễn đạt bằng tiếng Anh thì đó là người giỏi.


*

Giỏi Tiếng Anh có nhất thiết phải thi IELTS không, vì nhiều người khi nghĩ đến IELTS vẫn sợ, cho rằng đây là một bài thi rất cao sang?

Mình nghĩ là do có quá nhiều luồng thông tin, dẫn đến lũng đoạn. Đặc biệt trên mạng đa phần các thành phần đó đều là người học, và nếu nói chuyện với người học khác thì chắc chắn cũng sẽ hoang mang. Nếu cách học chưa đúng thì sẽ cảm thấy khó, khi có cách học đúng và kỳ vọng thực tế về bài thi thì lúc đấy tự bản thân sẽ cảm thấy bài thi này không quá cao sang. Học ở đây còn áp dụng được vào cuộc sống nữa chứ không chỉ để mang đi thi. Khi bạn hiểu được bản chất IELTS, bạn sẽ cảm thấy việc học nó rất sướng.

Xem thêm: Mới Cưới 4 Tháng, Anh Rể Hiếp Em Vợ 14 Tuổi Rồi Viện Lý Do Bị


Vậy thầy dạy IELTS như thế nào để học sinh không sợ nhưng vẫn thi được điểm cao, có bản sắc riêng?

Mình cực kỳ tự tin về khả năng truyền cảm hứng. Hãy nhớ rằng học viên đi học ở các trung tâm thường không bị đặt nặng vấn đề điểm số như ở trường, giáo viên có chấm điểm thấp cũng không ảnh hưởng đến tương lai của họ. Bởi vì học viên không có sự ràng buộc với giáo viên cho nên muốn giữ được lửa thì người giáo viên đó phải biết cách truyền cảm hứng cho học viên đó. Bản thân cá tính họ rất tốt, phương pháp giảng dạy và bài giảng được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định.

Mình đã thiết kế một khung chương trình để học viên học được rất nhanh. Bọn mình luôn cố gắng phân chia giáo trình cho học viên đỡ học nhiều trong một thời gian quá dai dẳng. Đặc biệt giáo trình được thiết kế riêng để dành cho các học sinh viên nào, điểm nào học sinh Việt mạnh hay yếu đều được giáo trình này bám theo sát nhất có thể.


Nói ngược nói xuôi thì mọi người vẫn muốn lắng nghe chi tiết cách học từ thầy Tùng, vậy đối với mỗi kỹ năng người học IELTS cần chú trọng những gì?

Đối với Nghe, đặc biệt với những người thi IELTS, mình chỉ muốn nói điểm số là phù du. Vấn đề ở đây không phải là việc làm đúng được bao nhiêu câu, mà quan trọng hơn đó là việc nếu mình không hiểu câu đó là gì thì việc làm sai quá sức là bình thường. Đừng quá lo khi mình chỉ đúng 15/40 câu, không có một mẹo gì ngoài việc bản thân mình phải nghe tốt hơn. Mà muốn nghe tốt hơn thì phải có phát âm chắc và ngữ pháp chắc. Hãy bớt thời gian làm đề liên tục đi và bớt hi vọng điểm số mình tốt lên đi, bài thi cũng chỉ là phép thử mà thôi. Hãy chú ý về độ nghe hiểu thay vì tập trung vào điểm số bao nhiêu.

Đối với Đọc, đây là kỹ năng mà mình hay nói vui với học trò rằng đây là kĩ năng mà ai cũng lên đạt được 9.0. Nếu Nghe không tập trung thì mình bị miss ngay câu đó thì không có gì để làm câu hỏi đó và coi như chị, Nói và Viết khó để lên 9.0 vì tùy thuộc vào người chấm, nhưng riêng Đọc đáp án đúng là đúng, đáp án sai là sai, rất là trắng đen. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào độ đọc hiểu của bạn, và đặc biệt kỹ năng làm bài. Phần Đọc hãy đọc thật kỹ câu hỏi.

Về kỹ năng Viết, các bạn hãy nhớ rằng viết nhiều chưa chắc đã cải thiện trình độ viết. Kỹ năng Viết phụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá mình, và mình phải biết tự chữa những gì mình đã sai, làm đi làm lại cho đến khi đạt được mức độ ổn định thì mới hi vọng đạt được điểm cao. Những thí sinh đang luyện kỹ năng Viết không nên dành quá nhiều thời gian để viết mà hãy viết ít nhưng chất, viết đạt đến trình độ hoàn mỹ. Còn nếu họ muốn viết tốt hơn hãy đọc nhiều hơn.

Mình luôn ví việc học tiếng Anh như một chai nước bị vấy bẩn, học nhiều cái sai thì chai nước càng ngày càng đục. Không thể rót ngay thứ nước bẩn ra được, để tiến đến quá trình tinh khiết chỉ có thể là đổ những gì tinh khiết nhất vào chai đó, phải đổ thật nhiều. Đó cũng là quá trình chúng ta học viết, mình luôn nói với các giáo viên rằng dạy học dễ nhất là với người chưa biết gì bởi họ như tờ giấy trắng tinh khôi.

Còn kỹ năng Nói, mình khuyên các bạn rằng học kể cả tiếng Anh nói chung hay IELTS nói riêng thì phải diễn đạt những khái niệm xung quanh mình. Có một bài tập rất tốt dành cho các bạn rằng các bạn hãy viết ra tờ giấy các hoạt động từ sáng đến tối của mình bằng tiếng Anh, mỗi ngày chúng ta sẽ có ít nhất vài chục gạch đầu dòng, hãy nói mỗi gạch đầu dòng trong vòng vài ba phút. Nếu mà mình không nói được trong thời gian 2’ các hoạt động đó thì các vốn từ và vốn ý tưởng của mình hơi nghèo nàn.

Hôm trước mình mới viết ra một hoạt động mình thức dậy lúc 5h sáng, mình có thể viết đầy một trang giấy.Bạn có thể viết ra rồi nói sau cũng không sao, với mỗi hoạt động mình hoàn toàn có thể viết được hơn một mặt giấy, nếu các bạn có thể viết được như thế thì bạn chắc chắn sẽ diễn đạt rất tốt những gì mình muốn nói.


Học Nói tiếng Anh tốt xuất phát từ việc diễn đạt được những thứ mình làm hằng ngày một cách tốt trước khi học cao sang. Mình thấy có những người học nhiều những từ cao sang nhưng khi được hỏi về cách hướng dẫn nấu mỳ tôm thì lại không biết nói, cũng không ai biết từ "gói gia vị" hay động từ "xé" là gì. Điều này thực sự rất nguy hiểm bởi những từ khó đều được hình thành từ những từ cơ bản, các cấu trúc hay những cụm từ trong tiếng Anh đều xuất phát từ những cấu trúc, cụm từ rất đời thường.

Mình hay hỏi những người đi hội thảo của mỉnh rằng các bạn có biết mặc quần bằng tiếng Anh không cũng rất ít người biết được điều đó bởi họ không biết các bộ phận ở trên quần, thậm chí cái bộ phần ta chạm vào hằng ngày là khóa quần cũng không ai biết là gì. Thế nên khi các bạn viết ra những hoạt động, những cụm từ về hoạt động đấy thì nó sẽ giúp ích rất nhiều bởi các kiến thức đó là của mình, phục vụ cho cuộc sống của mình khi đó các bạn sẽ nói tốt.

Tóm lại, Listening phải đọc trước nghe sau, điểm số là phù du. Reading thì hãy đọc kỹ câu hỏi. Writing đọc nhiều hơn biết. Speaking hãy diễn tả những gì đơn giản nhất trước khi học những cái cao sang.

Vậy, thưa thầy, lộ trình thích hợp nhất cho người học mới “mon men” đến với IELTS?

Thực ra tùy thuộc vào thời gian của bạn ấy, dành được thời gian cho IELTS càng nhiều càng tốt. Hãy chắc phát âm và ngữ pháp chắc trước khi muốn học những điều khác, giống như việc đi học võ phải học những động tác cơ bản và liền mạch với nhau trước khi muốn học những bài võ dài. Sau khi có ngữ pháp và phát âm chắc rồi bạn hoàn toàn có thể mở rộng vốn từ của mình. Tiếp đến hãy làm quen format đề thi như thế nào, và mỗi dạng bài đấy thì có cách tiếp cận ra sao.

Sau khi hiểu được cấu trúc bài thi ra sao, mình khuyên các bạn nên đầu tư vào kỹ năng Listening và Reading trước. Đến gần ngày thi 2,3 tháng thì hãy chuyên sâu về Speaking và Writing.

Nói một chút về bản thân, vừa dạy học vừa làm kinh doanh, thầy thấy như thế nào?

Mình thực sự may mắn khi mà công việc ở trung tâm vẫn xoay quanh là một người thầy, còn việc kinh doanh thì do vợ mình và đội ngũ quản lý phát triển. Mình chỉ tập trung vào việc làm sao đem đến những bài giảng tốt nhất cho các học viên, so với cương vị là một người thầy thì nó cũng không có gì thay đổi.

Sau bao nhiêu năm dạy học và nghiên cứu, IELTS hấp dẫn thầy bởi những điều gì?

Cái sức hút lớn nhất của IELTS đối với mình là nó bắt cái người học phải đạt được sự bứt phá về tiếng Anh. Đó là cái cớ để người ta chuyên tập học tập, bởi nếu không có chứng chỉ này thì rất nhiều người sẽ trì hoãn việc học tiếng Anh. Quá trình IELTS cũng có nhiều khó khăn nhưng sau khi học xong mình sẽ được hoàn thiện về nhiều thứ không chỉ riêng tiếng Anh, khả năng tư duy logic của mỗi người sẽ tăng lên rất nhiều, đây có lẽ là giá trị lớn nhất của IELTS mang đến cho người học.

Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện.


Không sớm không muộn, tuổi 30 - 35 là phù hợp nhất để lập nghiệp, làm giàu: trưởng thành ĐỦ, biết rõ mình muốn gì, có tiềm lực tài chính, tinh thần lạc quan...