Công nghệ hiện đại nhất thế giới

Từ đầu năm 2020, sự bùng phát của dịch Covid 19 đã gây ra vô số khó khăn cho thế giới và đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế sản xuất. Trong nhiều lĩnh vực công nghệ cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những bước tiến, xu hướng công nghệ mới chính là những liều thuốc chạy chữa cho những vết thương kinh tế, chính trị và xã hội của năm qua. Vậy cùng nhìn lại xu hướng công nghệ hiện đại nổi bật nhất năm 2020.

1. 5G sẽ thay đổi thế giới

Công nghệ 5G đang được xem là nhân tố thay đổi cục diện thế giới, tác động sau rộng tới đời sống kinh tế – xã hội, an ninh – quân sự của các quốc gia.

Đặc điểm nổi bật của công nghệ 5G là năng lực truyền tải mạnh hơn rất nhiều so với công nghệ 4G và 3G trước đây. Do đó, công nghệ 5G có vai trò nền tảng, mở ra các ứng dụng ở quy mô lớn chưa từng có cho các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Thing (IoT)…


*

Bên cạnh đó, về kinh tế, các công nghệ như: Xe tự hành, nhà máy sản xuất tự động, phẫu thuật từ xa, dịch vụ giải trí thực tế ảo,… dựa trên nền tảng 5G còn tạo ra những ngành kinh tế mới, mang lại lợi nhuận lớn.

Bạn đang xem: Công nghệ hiện đại nhất thế giới

Về xã hội, khả năng truyền tải dữ liệu rất lớn của công nghệ 5G cho phép hiện thực hóa ý tưởng về mô hình xã hội thông minh, thành phố thông minh với khả năng kết nối với nhau của các thiết bị điện tử dưới sự quản lý, điều hành tự động của một trung tâm điều phối.

Về quân sự, công nghệ 5G giúp nâng cao khả năng ra quyết định chiến lược và tác chiến hiệu quả trên thực địa với việc liên thông các kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian thực.

Các quốc gia đang không ngừng “chạy đua” để trang bị cơ sở hạ tầng 5G. Theo báo cáo của GSM, Mỹ đang ước tính khoảng đầu tư 275 tỷ USD để triển khai mạng 5G, tạo ra 3 triệu việc làm mới. Trong khi đó, quy mô đầu tư 5G của Trung Quốc được ước tính lên đến 441 tỷ USD. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Nga là những nước cũng đang đầu tư rất nhiều cho xu hướng viễn thông năm 2020 này.

Mới đây, các nhà mạng Việt Nam cũng đã chính thức triển khai mạng 5G. Theo báo cáo “5G tại Đông Nam Á”, nhu cầu vốn đầu tư vào 5G của các nhà mạng tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 sẽ từ 1.5-2.5 tỉ USD.

Có thể nói năm 2020 chỉ là khởi đầu của mạng 5G vì hiện tại chỉ đang ở mức đầu tư vào công nghệ này. Rất có thể khi bước sang năm 2021 và những năm sau nữa thì việc ứng dụng 5G sẽ trở nên toàn cầu hơn, hứa hẹn đem lại một sự đổi mới cho thế giới.

2, Trí tuệ nhân tạo đã, đang và sẽ là xu hướng công nghệ nổi bật nhất.

Hầu như các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đều công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là công nghệ quan trọng, mang tính chất cốt lõi trong thời đại công nghệ 4.0. Đặc biệt trong năm 2020 vừa qua, AI đã trở thành tâm điểm khi thế giới phải đón nhận đợt dịch lớn nhất chưa từng thấy mang tên Covid 19. Nhờ có công nghệ AI mà rất nhiều ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ cho công tác thông tin, báo cáo và phòng ngừa dịch bệnh. Tiêu biểu như ứng dụng Bluezone đã được Chính phủ Việt Nam ra mắt.


*

Chưa hết, hệ thống trí tuệ nhân tạo AI còn có thể xác định được viruss Corona trong phổi người. Hệ thống AI chuẩ đoán như một bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt lại rút ngắn thời gian xét nghiệm, xác định chính xác 90% thông qua chụp cắt lớp vi tính.

Ngoài ra AI còn hiện hữu với khả năng nhận diện giọng nói, gương mặt. Việt Nam cũng đã ra mắt nền tảng công nghệ AI xử lý giọng nói tiếng Việt hồi tháng 6 năm nay. Đó là VAIS (nền tảng công nghệ lõi chuyển giọng nói tiếng Việt thành văn bản) và Vbee (nền tảng công nghệ lõi về giọng nói nhân tạo Việt có cảm xúc). Đây cũng là bước tiến vô cùng lớn trong công nghệ Việt Nam.

3. Thực tế ảo VR – Thực tế tăng cường AR ngày càng đi vào đời sống.

Covid ảnh hưởng toàn cầu và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phải nói tới ngành du lịch. Tuy nhiên, AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) chính là ngọn lửa nhỏ “sưởi” Du lịch đỡ “đóng băng” trong năm vừa

Có thể hiểu đơn giản, VRđược áp dụng khi bạn để một thiết bị dạng kính lên mắt và trải nghiệm các hình ảnh chân thực sống động. Còn AR có bản chất là hình ảnh trong thực tế có thể nhìn thấy bằng mắt thường dựa vào sự tăng cường và bổ sung các thông tin ảo.


*
VR-AR ngày càng đi vào đời sống

Do đó, rất nhiều nước đã ứng dụng VR và AR vào việcnâng cao trải nghiệm cho khách du lịch, thông qua: chỉ dẫn đường đi khi soi vào sơ đồ chỉ dẫn, hiển thị hướng dẫn trong khu du lịch hay trung tâm thương mại, hiển thị thông tin biểu tượng hiện vật và nhiều hơn thế nữa.

Xem thêm: 03 Bước Lấy Lại Tiền Khi Chuyển Tiền Nhầm Ngân Hàng, Chuyển Tiền Nhầm Qua Ngân Hàng Có Đòi Được Không

Bên cạnh đó, với năm 2020 đẩy mạnh các ngành công nghiệp giải trí, VR và AR đang trở thành xu hướng công nghệ tiên phong trong lĩnh vực này. Đáng nhắc đến là các tựa game VR và AR liên tục khuấy động thị trường game thế giới như: Star Wars,Half-Life: Alyx,…

Ngoài ra, năm 2020 cũng đánh dấu cột mốc VR và AR trở thành xu hướng công nghệ được ứng dụng nhiều nhất vào các chiến dịch Marketing. Cụ thể, công nghệ nàysẽ cho phép quét nội dung hình ảnh để tạo ra những điểm chạm tương tác giữa nhãn hàng với khách hàng trong hành trình mua hàng. Từ đó tăng thêm thiện cảm và mức độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng.


*

4. An ninh mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức.

Theo thông tin của Forbes, thiệt hại trung bình của một lần dữ liệu doanh nghiệp bị xâm nhập trái phép có thể lên đến 4 triệu đô la. Chính vì vậy, tăng cường an ninh bảo mật không gian mạng không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.


*

Với ước tính hơn 75 tỷ thiết bị di động được sử dụng trên toàn cầu trong năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật và tài khoản quản trị viên mặc định có thể tiếp tay cho những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống. Các nhà cung cấp đã liên kết với nhau để bảo vệ khách hàng và chuỗi cung ứng của họ.

5. Điện toán đám mây trở thành nền tảng chung của mọi ứng dụng

Dịch vụ đám mây đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong vài năm vừa qua và không quá ngạc nhiên khi công nghệ này trở thành một trong những xu hướng chính của 2020.


*
Điện toán đám mây trở thành nền tảng chung của mọi ứng dụng

Về cơ bản, hệ thống điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet. Dịch vụ email, ngân hàng trực tuyến, mua sắm qua mạng hay trò chuyện qua Skype chỉ là một vài trong số những ứng dụng điện toán đám mây miễn phí. Dịch vụ đám mây của Google vẫn đang thống trị so với phần còn lại của thế giới. Tiêu biểu là Google Drive – dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí lớn nhất thế giới với dung lượng miễn phí 15 GB/tài khoản. Ngoài ra, Google Photos là dịch vụ giúp bạn lưu trữ những bức ảnh sắc nét, mặc dù tiện ích này sẽ được tính phí vào năm sau nhưng vẫn đáng để trải nghiệm.

Có thể thấy, công nghệ chưa có sự chững lại, ngược lại chúng đang phát triển một cách khá nhanh. Vì thế, chúng ta sẽ phải luôn cập nhật liên tục để không để bị bỏ lại phía sau.