Home / Giới Trẻ / bé ngủ hay ra mồ hôi đầuBé Ngủ Hay Ra Mồ Hôi Đầu01/02/2023Trẻ đổ mồ hôi ở đầu khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vì vậy nếu đang băn khoăn không biết nguyên nhân cũng như cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em thế nào thì hãy tìm hiểu trong bài viết sau.Bạn đang xem: Bé ngủ hay ra mồ hôi đầuNguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầuTrước khi áp dụng cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:Do chứng tăng tiết mồ hôiVới trẻ nhỏ, cơ thể đang phát triển mạnh nên mọi hoạt động chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy tình trạng tăng tiết mồ hôi xảy ra nhiều. Tuy nhiên không giống với da người lớn, khu vực đổ nhiều mồ hôi của trẻ là đầu. Hiện tượng này có thể tự khỏi khi bé lớn lên vì vậy mẹ không cần phải lo lắng.Trẻ vui chơi, hoạt động mạnhNguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi đầu là do con hoạt động mạnh. Theo các chuyên gia, khi bé tham gia hoạt động cần dùng nhiều sức hiện tượng đổ mồ hôi đầu sẽ xuất hiện để làm mát và điều hòa thân nhiệt.Hoạt động mạnh khiến trẻ ra mồ hôi đầuRối loạn hệ thần kinh thực vậtỞ trẻ em, hệ thần kinh thực vật kém hơn người lớn do còn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, các bé thường hay rối loạn khiến cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều.Nhiệt độ phòng caoCơ thể của trẻ điều chỉnh nhiệt độ bằng cách thoát nhiệt ra ngoài. Vì vậy, nếu cảm thấy nóng trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi. Đối với những phòng nhỏ hẹp, không gian bí bách việc đổ mồ hôi ở đầu là điều hết sức bình thường.Trẻ thiếu một số dưỡng chấtViệc thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng cũng là lý do khiến trẻ ra nhiều mồ hôi đầu. Theo chuyên gia, khi thiếu vitamin D, canxi trẻ sẽ có các biểu hiện như quấy khóc, biếng ăn, đổ mồ hôi đầu. Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi cọc,…Trẻ mắc bệnh timTrẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu có thể đang gặp một số vấn đề về tim như van tim hẹp, tim bẩm sinh. Tình trạng này kéo dài, khiến tim phải làm việc nhiều để thực hiện chức năng bơm máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu.Nằm tư thế bú quá lâuKhi cho trẻ bú, mẹ phải cố định phần đầu trong khoảng thời gian từ 15-30 phút/ 1 cữ. Một nửa khuôn mặt của bé sẽ được áp vào bầu sữa của mẹ. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu.Tư thế bú quá lâu có thể khiến trẻ ra mồ hôi đầuNgoài các nguyên nhân kể trên thì trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu còn có thể là do ốm sốt hoặc mắc bệnh lý nào đó. Vì vậy mẹ cần chú ý, kịp thời điều trị cho con.Bé bị đổ mồ hôi đầu có nguy hiểm không?Bên cạnh cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em rất nhiều mẹ bỉm còn thắc mắc rằng chứng bệnh này nếu kéo dài có gây nguy hiểm hay không. Theo chuyên gia, việc trẻ bị đổ mồ hôi đầu là một trong những hiện tượng bình thường. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng như sau:Cơ thể mệt mỏi: Việc bị đổ mồ hôi đầu sẽ làm cho bé mệt mỏi, khó chịu vì mất lượng nước đáng kể. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra suy nhược, mất sứcGặp các vấn đề về da: Trẻ đổ mồ hôi đầu nếu không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Khiến con đối mặt với các vấn đề về da như viêm da, rôm sảy, nổi mề đay, phát ban,….Xem thêm: Lang Hai Mở Hội Tap 21 Full Hd Ngày 20/06/2018, Làng Hài Mở HộiGặp vấn đề về tim: Theo các chuyên gia, việc đổ mồ hôi ở đầu có mối liên hệ mật thiết với hệ tim mạch. Do đó mẹ cần quan sát. Nếu bé không chỉ bị đổ mồ hôi khi ngủ mà còn tiết nhiều khi hoạt động nhẹ thì rất có thể đã mắc bệnh tim bẩm sinhTăng tuyến mồ hôi: Tác động tiếp theo mà trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu quá nhiều là bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Nếu bé ở trong phòng ngủ có điều hòa mát, nhiệt độ vừa phải vẫn ra mồ hôi mẹ cần để ý. Bởi vì tình trạng này kéo dài sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của conCách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻHiện có rất nhiều cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Dưới đây là một vài cách mà mẹ có thể áp dụng tại nhà.Tạo không gian phòng thoải máiMột trong những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em mà mẹ có thể áp dụng là hãy tạo dựng không gian phòng ngủ thoải mái. Đây là cách tối ưu nhất để giúp kiểm soát nhiệt độ phòng cũng như giữ cho không gian phòng ngủ lúc nào cũng mát. Theo chuyên gia, nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất của bé là khoảng 28 độ C.Tùy vào thời tiết, cơ địa của bé mà mẹ có thể điều chỉnh lên xuống vài độ miễn sao đảm bảo thân nhiệt của con cao hơn nhiệt độ của phòng.Để nhiệt độ phòng mát mẻ cho conCho trẻ tắm nắngCách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là tắm nắng. Việc này sẽ giúp bổ sung vitamin D nhờ đó khắc phục hiệu quả tình trạng ra mồ hôi nhiều. Tuy nhiên khi cho các bé tắm nắng, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:Trẻ trên 10 ngày tuổi mới nên tắm nắngThời gian tắm nắng cho bé vào mùa đông là từ 9-10h sáng và 15-17h chiều. Đối với mùa hè, mẹ nên cho bé tắm nắng từ 6-9h sáng. Tuyệt đối không được cho trẻ tắm vào buổi trưa hoặc chiều tối. Bởi vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe conKhi cho bé tắm nắng, mẹ cần lưu ý không được để cho tia nắng chiếu vào mắt hoặc đầu của con. Vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến bé tổn thươngChỉ nên cho bé tắm nắng trong 3 ngày đầu ở nơi có bóng râm từ 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phútBổ sung dinh dưỡng cho béNguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu có thể là do cân nặng. Những trẻ béo phì, thừa cân thường sẽ gặp tình trạng này. Vì thế, để khắc phục cho con mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cân bằng các chất cần thiết như đạm, protein, vitamin và khoáng chất,…Giữ cơ thể bé mát mẻĐể giảm tình trạng đổ mồ hôi đầu cho bé mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể của con. Có thể cho trẻ vui chơi, hoạt động trong nhà hoặc nơi có nhiều bóng râm. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho bé, nhất là khi đi ngủ để con cảm thấy thoải mái sau một ngày dài hoạt động.Thay quần áo khô thoáng cho conKhi trẻ đổ mồ hôi đầu, quần áo sẽ bị ngấm nhiều mồ hôi. Do đó, mẹ cần nhanh chóng thay đồ cho con. Trước khi thay, mẹ nhớ dùng khăn khô mềm lau sạch người bé, tránh gió hoặc quạt trực tiếp vào người khiến con cảm lạnh.Cho bé mặc quần áo thoải máiCho con uống thêm nướcCách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ hiệu quả không kém đó là cho con dùng nước, tốt nhất là nước lọc. Bởi vì khi ra mồ hôi, bé sẽ mất nước. Việc cung cấp nước lúc này sẽ giúp cơ thể làm mát đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.Tránh căng thẳng, lo lắng cho conHệ thần kinh của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, cách tốt nhất để điều tiết nhiệt đó là toát mồ hôi đầu. Tình trạng này xảy ra nặng hơn khi bé căng thẳng, lo lắng. Vì vậy để giúp các bé ngủ ngon mẹ cần chú ý giữ cho tâm trạng của con luôn trong trạng thái vui vẻ, tránh điều tiêu cực trước khi đi ngủ. Mẹ có thể dành thời gian để trò chuyện, đọc sách hoặc hát ru bé.Cho bé đi gặp bác sĩBa mẹ không được chủ quan khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu quá nhiều. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải bệnh lý. Do đó khi bé có dấu hiệu bệnh mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế kiểm tra.Trường hợp nặng mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩMột số lưu ý khi trị đồ mồ hôi đầu cho trẻNgoài việc áp dụng cách trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ em, mẹ còn cần phải lưu ý những vấn đề sau:Vào mùa hè, hãy cho con ngủ ở những khu vực rộng rãi, tránh ẩm thấp, chật hẹp khiến trẻ dễ toát mồ hôi hoặc mắc bệnhKhông nên cho bé vui chơi trước giờ đi ngủ, bởi vì ban đêm nhiệt độ phòng tăng sẽ làm cho bé dễ ra mồ hôiTuyệt đối không quấn quá nhiều chăn vào cơ thể trẻ khi ngủKhi trẻ đang đổ mồ hôi mẹ không được cho con tắm. Lúc này mẹ hãy dùng chiếc khăn sạch thấm hút mồ hôi và cho bé nghỉ khoảng 10 phút trước khi tắmTrên đây là những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để chăm sóc bé tốt hơn.