Home / Thời Trang / 3 không ở đà lạt3 KHÔNG Ở ĐÀ LẠT26/02/2023Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này, khí hậu mát mẻ quanh năm, hoa thi chen nhau đua nở bốn mùa, cây xanh rợp bóng trái ngọt sum sê. Với những ai chưa một lần đặt chân đến Đà Lạt, hay đã tới Đà Lạt nhiều lần thì cũng cảm nhận được một phần về nó. Nhưng ở Đà Lạt có những cái mà không phải ai cũng biết đó chính là "Ba Không và Bốn Khùng".Bạn đang xem: 3 không ở đà lạtBa không:1. Không điều hòaKhí trời Đà Lạt giống như một chiếc máy điều hòa khổng lồ thổi mát cho nơi đây lúc nào cũng mát mẻ không bao giờ sợ cái nắng gắt, mồ hôi nhễ nhãi ở Sài Gòn, hay là cái lạnh cắt da cắt thịt, lạnh chết cây chết cối của Hà Nội. Riêng Đà Lạt và chỉ mình nó một ngày với bốn mùa rõ rệt. Buổi sáng với những màng sương bao phủ quanh thành phố cái se se lạnh hòa quyện với ánh nắng ban mai tạo ra mùa xuân thơ mộng trữ tình; hay buổi trưa với anh nắng chan hòa xua tan đi cái se lạnh của buổi sớm bình minh, nắng nóng nhưng không gay gắt, nắng chang chang nhưng không một chút mồ hôi đó chính là mùa hè ở Đà Lạt. Buổi chiều chiều với cái nắng đã dịu xuống làm cho con người thư thái, thoải mái không một chút lo âu phiền muộn đó chính là mùa thu, mùa của tình yêu mùa của hạnh phúc; đây cũng chính là khoảng thời gian cho những đôi bạn trẻ có thời gian bên nhau hẹn hò tình tứ. Khi màn đêm đã buông xuống những bóng đèn điện của thành phố cứ nối tiếp nhau tỏa sáng làm cho màn đêm của thành phố trờ lên ấm áp hơn để quên đi cái lạnh cóng của bóng đêm đó chính là mùa đồng của Đà Lạt mà không ai dám ra đường để tân hưởng cái tê tái, cái căm căm lạnh buốt.Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm2. Không "xích lô"Đà Lạt nằm ở độ cao một ngàn năm trăm mét, đồi núi trập trùng, dốc sâu thăm thẳm các phương tiện rất khó để đi lại nhất là những chiếc xe đạp. Những chiếc xe đạp nơi đây còn được thiết ké đặc biệt mới đi được với địa hình này. Những thành phố dưới đồng bằng thường có một nét văn hóa rất đặc biệt đó là những chiếc "xích lô" cứ băng băng trên đường chở những du khách tham quan ngắm cảnh thành phố. Với Đà Lạt là đồi núi nhấp nhô nên không thể có nét văn hóa này.3. Không "đèn xanh đèn đỏ".Không những thế Đà Lạt với địa hình như vậy những chiếc đèn giao thông không thể có trên đường và đây cũng là đặc sản ở nơi đây là thành phố duy nhất trên đất nước Việt Nam không có "đèn xanh, đèn đỏ". Khi đến với Đà Lạt du khách có thể thoải mái trải bước trên những con đường thả hồn để mơ mộng mà không sợ phải dừng hay vượt đèn đỏ.Xem thêm: Truyện Tranh Đam Mỹ Nhật Bản Tiếng Việt, Đam Mỹ Nhật BảnBốn khùngĐầu tiên là phải kể đến công trình kiến trúc nổi tiếng và giờ đây là nơi để tham quan nghĩ dưỡng rất thú vị khi du khách đặt chân đến Đà Lạt đó chính là "Biệt thự Hằng Nga" hay còn gọi là "ngôi nhà điên", với lối kiến trúc độc đáo và kì dị nhất. Bà là Đặng Việt Nga con gái của cố tổng bí thư Trường Trinh bà là kiến trúc sư và lấy bằng tiến sỹ tại Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ. Kiến trúc của bà nói lên tình yêu đối với thiên nhiên và môi trường luôn yêu mến gần gửi và còn cảnh tỉnh cho con người không được tận dụng và tán phá nó... Bà được người Đà lạt yêu mến và đặt biệt danh đó chính là "Nga Khùng", bà đã biết "khùng" để tạo ra một tác phẩm một kiệt tác để đời cho nhân loại...Bà Đặng Việt NgaKhi đến với Đà Lạt là không ai là không biết nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng Đà Lạt có biệt danh là “Phước khùng” Nghệ sỹ “khùng” của núi rừng Tây Nguyên. Ông tên thật là Nguyễn Văn Phước nghệ danh “MPK” gắn liền với ông đó chính là những tác phẩm nghệ thuật về Đà Lạt tuyệt đẹp qua ống kính của ông. Lang thang trên những con đường Đà Lạt thì sẽ bắt gặp ông cùng chiếc máy chụp hình để tạo ra những kiệt tác cho Đà Lạt; dường như ông được sinh ra là để cho Đà Lạt.Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn PhướcGắn liền với Đà Lạt thì không thể không kể đến đó là những giai điệu trữ tình lãng mạng và đầy lắng đọng. Có nhiều người đã đến Đà Lạt nhiều lần nhưng chưa chắc đã biết đến nơi đây, một quán café có một không hai ở Đà Lạt. Cung Tơ Chiều đó chính là tên quán, còn chị Xuân Giang là bà chủ của quán café này. Giờ mở cửa ở đây cũng rất độc đáo từ 19h30 tơi 22h30. Đến với nơi đây sẽ thấy chị chủ quán cầm cây đàn guitar hát những bài hát trữ tình pha một chút giai điệu Trịnh Công Sơn. Có một điều đặc biệt là chị hát theo tâm trạng thích thì hát không thích thì thôi, có ngày chị hát 5 đến 6 bài nhưng cũng có khi chị hát mấy chục bài. Quán café của chị mở ra không phải vì tiền nên chị không cần những khách đến đây chỉ để uống café có những khách không tuân thủ theo yêu cầu của chị là chị đuổi về hết. Trước khi vào quán chị là người ta sẽ thấy tấm bảng yêu cầu của chị đó là “để giữ sự yên lặng của quán quý khách vui lòng nói nhỏ hơn tiếng nhạc và không được sử dụng điện thoại trong phòng”. Quả thực đây là một quán café rất đặc biệt và là người đặc biệt nhất đó chính là chị chủ quán; nên người Đà Lạt đặt cho chị biệt danh là “Giang khùng” cái “khùng” làm ra cái nghệ thuật đặc sắc cho riêng nó.Chị Xuân Giang của cafe Cung Tơ ChiềuKhi nhắc đến với Doanh nhân thì người ta nhắc đến những người thành đạt thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Nhưng chưa có một doanh nhân nào dám bỏ ra 200 tỷ đồng để làm ra những tác phẩm nghệ thuật. Ông tên là Trịnh Bá Dũng người xứ Thanh lập nghiệp ở Sài Gòn có duyên với Đà Lạt và chọn nơi đây để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật này, độc lạ và duy nhất ở Việt Nam. Những tác phẩm của ông được làm bằng nguyên liệu duy nhất đó chính là đất sét; sau 3 năm thực hiện bây giờ công trình của ông đã hoàn thành được hai phần ba. Điều đặc biệt ở đây là những tác phẩm của ông đều gắn liền với non sông đất nước Việt Nam. Giờ đây “đường hầm đất sét” này đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng và gắn liền với Đà Lạt. Khi đến Đà Lạt người ta nhắc đến “đường hầm đất set” là nhắc đến “Dũng khùng” ông chủ của nơi đây.Ông Trịnh Bá Dũng - Người thiết kế nên Đường Hầm Đát SétHãy đến với Đà Lạt để tìm hiểu và khám phá nét đẹp văn hóa nơi đây. Và cũng chính nơi đây sẽ cho tất cả chúng ta thấy rằng “ Đôi khi nghệ thuật được tạo ra từ những người đặc biệt, những kiệt tác để đời dành cho nhân loại ”